Mùa xuân là mùa của trăm hoa khoe sắc báo hiệu Tết đang kề cận chúng ta. Tuy đây là dịp lễ quan trọng bậc nhất cả nước nhưng có ai thực sự hiểu rõ➡️Tết Nguyên đán là gì?⭐️Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán?✅Cùng SanGia VN tìm hiểu về🏆Tết ở bài viết dưới đây
Theo wikipedia, Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ gọi đơn giản là Tết, là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa bậc nhất ở Việt Nam và một số nước thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á.
Do tính theo lịch Vạn Niên nên Tết ở Việt Nam sẽ muộn hơn so với Tết Dương Lịch. Ngày đầu năm của Tết Cổ truyền Việt Nam thường không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này.
Dịp Tết Nguyên đán thường kéo dài từ 23 tháng Chạp của năm cũ và kéo dài đến mùng 7 tháng Giêng của năm mới.
Ảnh: Tết là gì?
Trong nền văn minh lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp nên một năm được chia thành 24 tiết khi khác nhau. Trong đó, Tiết Nguyên đán là tiết đầu tiên khởi đầu một chu kỳ canh tác, gieo trồng.
Trong Tiết Nguyên đán, nguyên mang ý nghĩa đầu tiên, đán là buổi sáng sớm. Tiết Nguyên đán là khoảng thời gian đầu của năm mới. Và lâu dần, từ Tiết được được người dân đọc trại thành chữ Tết, từ đó hình thành nên Tết Nguyên Đán.
Ảnh: Nguồn gốc tết nguyên đán
Không chỉ là dịp mọi người cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang hoàng mọi thứ lại mà Tết còn mang nhiều ý nghĩa tâm linh linh thiêng, hướng về cội nguồn, tổ tiên.
Theo tín ngưỡng dân gian, Tết là dịp để người nông dân bày tỏ tấm lòng biết ơn với các vị thần linh như thần Sấm, thần Mưa, thần Nước, thần Nước… cho một năm bội thu và cầu mong mùa vụ mới được thành công tốt đẹp.
Ngày nay, Tết là khoảng thời gian đoàn tụ quý báu của cả gia đình với nhau sau một năm học tập, làm việc bận rộn. Là lúc những người con xa quê được trở về thăm gia đình sau khoảng thời gian dài xa quê... Ngoài ra, Tết không chỉ là dịp nghỉ ngơi mà còn là cơ hội để mọi người thưởng thức những món ăn ngon.
Ảnh: Ý nghĩa Tết Nguyên đán
Giao thừa là thời điểm quan trọng nhất của những ngày Tết vì đây là khoảnh khắc chuyển giao năm cũ với năm mới. Chúng ta sẽ cùng bỏ qua những điều không may của năm cũ và trao nhau những lời chúc tốt đẹp để cầu mong một năm mới tốt đẹp, may mắn hơn.
Câu nói: Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ, Mùng 3 Tết thầy đã phần nào thể hiện được nét đẹp tình cảm của người Việt từ xa xưa. Tết Nguyên Đán là cơ hội để ta thể hiện lòng kính trọng, biết ơn với bậc sinh thành, với thầy cô đã dìu dắt, dạy dỗ ta nên người.
Ảnh: Ý nghĩa tết Việt
Dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng người Việt có phong tục đón Tết khác với người Hán. Trong sách An nam chí lược, ông ghi chép rằng người Việt xưa đón Tết từ tháng Giêng cho đến tháng 3 âm lịch và chơi nhiều trò như đá bóng, đá cầu, đánh cờ, đấu vật và tổ chức tế lễ.
Trải qua nhiều thế kỷ, các phong tục Tết Nguyên đán dù có nhiều sự thay đổi nhưng vẫn mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân đất Việt. Một số phong tục tập quán phổ biến ngày Tết của người Việt ngày nay:
► Cúng ông Công, ông Táo
► Lau dọn và trang trí nhà cửa: người Việt quan niệm rằng nhà cửa sạch sẽ, tươm tất đón tết sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
► Bày mâm ngũ quả dâng cúng thần linh và tổ tiên: mong muốn một năm mới bình an, nhiều niềm vui và may mắn.
Ảnh: Ý nghĩa phong tục ngày tết cổ truyền
► Đi tảo mộ: thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng với những người đã mất.
► Xông đất: nhiều gia đình Việt thường chọn người xông đất hợp tuổi với gia chủ để mang lại may mắn cho ngôi nhà.
► Đi lễ chùa đầu năm: là hoạt động tâm linh tốt đẹp với mục đích cầu xin một năm mới an lành, bình yên và cũng là cơ hội để bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, tổ tiên.
► Chúc tết và lì xì: con cháu sẽ chúc thọ ông bà, cha mẹ và nhận lại phong bao lì xì từ người lớn kèm lời chúc mau lớn, khỏe mạnh, học giỏi.
Ảnh: Phong tục ngày tết Việt Nam
Từ những điều trên, ta có thể thấy được dù qua bao đời thì Tết đã trở thành một nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tâm trí mỗi người chúng ta. SanGia VN chúc bạn một năm mới an khang, nhiều niềm vui và may mắn.
Xem toàn bộ bài viết tại đây: https://www.sangia.vn/tin-tuc/qua-tang/tet-nguyen-dan-la-gi-4558.html