Đối với mỗi người Việt Nam ngày ✅Tết luôn là thời điểm vô cùng quan trọng, bởi ➡️ý nghĩa tết nguyên đán 🏆✅vô cùng to lớn - là thời gian mọi người xa quê hương ✅trở về quê hương của mình, cùng những người thân yêu đón thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới.Trao cho nhau những lời chúc và sự yêu thương sau một năm vất vả làm việc xa nhà.
Vậy, nguồn gốc và ý nghĩa tết nguyên đán là như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày lễ truyền thống lớn nhất năm của người Việt Nam.
Ngày Tết nguyên đán của người Việt được tính theo lịch âm. Đặc biệt lịch âm của người Việt được xác định khác với lịch của người Trung Quốc vì thế thời gian Tết Nguyên Đán sẽ không giống với Tết của người Trung Quốc.
Ảnh: Tết nguyên đán
Âm lịch của người Việt Nam được xác định theo chu kỳ vận hành của mặt trăng vì thế âm lịch sẽ có thời gian chậm hơn dương lịch.
Do quy luật 3 năm sẽ nhuận 1 tháng của âm lịch, nên ngày đầu tiên của Tết Nguyên Đán sẽ thường được rơi vào khoảng cuối tháng 1 và đến giữa tháng 2 (tính theo Dương lịch).
Mỗi năm dịp Tết Nguyên Đán sẽ được kéo dài trong khoảng 15 ngày từ 7-8 ngày cuối năm và 7 ngày của năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Tết Nguyên Đán có thể được gọi bằng nhiều cái tên như: Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm Lịch, Tết Cổ Truyền, Tết năm mới,... được xem là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam.
Bắt đầu từ nguồn gốc tên gọi, nguyên nghĩa của chữ “Tết” chính là “tiết”, còn “nguyên đán” có gốc Hán sẽ được phiên âm với “nguyên” là sự khởi đầu hay sơ khai, “đán” là buổi sáng sớm. Cho nên để đọc chính xác đúng phiên âm là Tiết Nguyên Đán.
Tiếp theo sẽ là nguồn gốc ra đời của ngày Lễ Tết Nguyên Đán, bắt nguồn từ khoảng thời gian đất nước An Nam bị phương Bắc đô hộ 1000 năm, theo đó văn hóa Tết Nguyên Đán cũng được du nhập vào cuộc sống của người Việt Nam.
Ảnh: Nguồn gốc tết nguyên đán
Theo lịch sử Trung Quốc cho rằng nguồn gốc Tết Nguyên Đán được có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế và được thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau.
Như vào đời Tam Vương nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Giêng, tức là tháng Dần làm tháng đầu năm. Vào nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp hoặc vào nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng 11.
Ngày xưa các vua chúa có quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập đất”như: giờ Tý có trời, giờ Sửu có đất, giờ Dần sinh loài người vì lý do này nên đã có rất nhiều khoảng thời gian khác nhau đặt ra cho tháng đầu năm như vậy.
Đến cuối cùng ngày Tết cũng được ấn định vào tháng Dần ở thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN), từ đó về sau đã không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa và được lưu truyền mãi về sau cho con cháu.
Thông thường thời gian ăn tết sẽ được kéo dài từ Mùng 1 đến hết ngày 7 bởi tường truyền ở đời Đông Phương Sóc ông cho rằng ngày tạo thiên lập địa đầu tiên xuất hiện con gà, ngày thứ 2 xuất hiện thêm chó, ngày thứ 3 có thêm lợn, ngày thứ tư là dê, ngày thứ 5 sinh trâu, ngày thứ 6 sinh ngựa ngày thứ 7 sinh con người.
Ảnh: Đông Phương Sóc
Và từ đó người Việt Nam cũng có cho mình một ngày Tết vô cùng ý nghĩa với nhiều màu sắc dân tộc hơn.
Đối với từng con người Việt Nam đều nhận thấy được ý nghĩa tết nguyên đán là vô cùng sâu sắc, bởi đây là khoảng thời gian này thể hiện cho sự trường tồn của cuộc sống, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự kết nối giữa con người với nhau.
Tinh thần văn hóa nông nghiệp, tính cộng đồng dân tộc với niềm tin thiêng liêng và cả những điều tuyệt vời trong đời sống tâm linh,... đều được thể hiện tuyệt vời vào khoảng thời gian đầu năm này.
Ảnh: Ý nghĩa của tết nguyên đán
Tết sẽ là khoảng thời gian vui và nhộn nhịp nhất năm bởi tất cả các thành viên sẽ sum vầy về chính gia đình của mình, cùng trang hoàng sửa soạn lại nhà cửa tươm tất để đón một năm mới may mắn và thành công hơn.
Đây là khoảng thời gian khởi đầu trong năm, ai ai cũng cầu cho 1 năm luôn suôn sẻ và có nhiều may mắn, cầu mong gia đình hạnh phúc khỏe mạnh. Mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc và nhân văn vì thế ngày tết đã trở thành ngày lễ không thể thiếu trong năm.
Bởi có rất nhiều người tin tưởng rằng, vào ngày tết tất cả những mong ước và hành động của mình sẽ được các vị thần nghe thấy, thấu hiểu và ban phước lành cho người thân cũng như bản thân mình.
Đây cũng là lý do giải thích vào ngày Tết rất nhiều người làm việc thiện như tặng quần áo mới, giúp đỡ người khó khăn,...
Ảnh: Tết Nguyên Đán thời khắc giao thoa giữa trời và đất, con người và thần linh
Ngày Tết Âm lịch sẽ có khoảng thời gian nghỉ dài nhất trong tất cả các ngày lễ trong năm, vì thế mọi người sẽ có nhiều thời gian hơn để về quê thăm nhà, cùng người thân quây quần bên nhau sau khoảng thời gian xa cách.
Đây cũng sẽ là cơ hội để mọi người cùng thư giãn, tận hưởng những niềm vui, sự ấm áp của không khí gia đình vô cùng thiêng liêng và quý báu.
Thời gian con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ với những lời chúc chân thành, thời khắc cha mẹ chia sẻ và lắng nghe nỗi niềm của con cái, để mọi người hiểu nhau sẽ thêm yêu thương nhau hơn nữa.
Ảnh: Tết Nguyên Đán là ngày sum họp gia đình
Theo phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam, trước ngày tết thì mọi người sẽ đi tảo mộ cho người thân đã quá cố của gia đình. Rồi đêm giao thừa còn bày một mâm cúng giao thừa trên bàn thờ tổ tiên để thể hiện sự biết ơn của con cháu dành cho người đã mất.
Ảnh: Ngày Tết Âm Lịch sẽ giúp con người hướng về cội nguồn
Quan niệm từ xa xưa cho rằng, ngày tết sẽ là ngày mà ông Thần Tài sẽ gõ cửa từng nhà ban nhiều tài lộc và sự thịnh vượng. Vì thế vào những ngày đầu ngày tết như mùng 1, 2, 3 sẽ có phong tục là không được quét nhà sẽ quét tài lộc ra ngoài.
Đa số nhiều gia đình sẽ mở cửa suốt ngày để chào đón niềm vui và sự sung túc luôn đầy ấp vào nhà.
Ảnh: Tết Nguyên Đán là ngày rước tài lộc vào nhà
Ngày tết sẽ luôn là khoảng thời gian ý nghĩa nhất năm, đừng để bất kỳ lý do nào mà bạn không thể ăn một các tết với gia đình của mình. Thời gian đến Tết Nguyên Đán đã cận kề, Sangia chúc các bạn sẽ gặp nhiều may mắn và thành công trong năm Tân Sửu này nhé.
Xem toàn bộ bài viết tại đây: https://www.sangia.vn/tin-tuc/qua-tang/y-nghia-tet-nguyen-dan-4587.html