Nhiều người vẫn thường hay thắc mắc nên➡️làm gì ngày Tết, phong tục ngày Tết Cổ Truyền ở Việt Nam là gì⭐️✅Cùng SanGia VN tìm hiểu về⭐️những phong tục tập quán ngày Tết Việt⭐️thông qua bài viết sau.
Tết Nguyên Đán hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ Truyền hay ngắn gọn nhất là Tết. Đây là dịp lễ tết quan trọng nhất của người Việt từ xưa đến nay. Do ảnh hưởng của Trung Quốc nên Tết Âm lịch chỉ phổ biến ở một vài nước thuộc khu vực Đông và Đông Nam Á.
Tết Cổ Truyền Việt Nam thường kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp của năm cũ đến hết mùng 10 tháng Giêng của năm mới theo lịch vạn niên. Trong đó thì đêm Giao Thừa, mùng 1, mùng 2 và mùng 3 là 4 ngày quan trọng nhất của dịp Tết.
Dựa vào truyền thống, tập tục và tín ngưỡng tôn giáo mà mỗi địa phương sẽ có cách đón Tết khác nhau. Dưới đây là 10 phong tục truyền thống ngày Tết tốt đẹp của người Việt từ xưa đến nay.
Ngày 23 tháng Chạp được xem là ngày “đưa ông Công, ông Táo về trời”. Vào ngày này, mọi người sẽ dọn dẹp nhà bếp gọn gàng, mua cá chép để đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời báo cáo mọi việc trong năm.
Các ngày cuối cùng trong năm là thời điểm mọi thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón tết. Người Việt thường quan niệm rằng nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng đón tết sẽ mang đến nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Vào ngày tết, người Việt thường bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên với mong muốn một năm mới bình an, nhiều niềm vui và may mắn. Một mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả với ý nghĩa khác nhau. Tùy theo phong tục tết miền Bắc, Trung hay Nam mà mâm ngũ quả sẽ có cách bài trí khác nhau.
Chắc hẳn ai cũng đã được nghe qua “Sự tích bánh chưng bánh dày” rồi đúng không nào? Từ lâu, bánh chưng đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu mỗi dịp Tết Cổ Truyền. Do đó mà gói bánh chưng là một phong tục tập quán tốt đẹp của nhiều gia đình Việt. Đây cũng là món quà biếu tết ý nghĩa cho bạn bè và người thân.
Để thể hiện lòng hiếu thảo, kính trọng với những người đã mất, các gia đình Việt thường dành 1 ngày cuối năm để đi thăm viếng, lau dọn phần mộ của ông bà, tổ tiên. Đây là một trong những phong tục Tết Cổ Truyền Việt Nam cần được gìn giữ.
Vào buổi chiều 30 Tết của năm cũ, để kết thúc năm cũ và chuẩn bị cho một năm mới, các gia đình sẽ bày biện mâm cơm cúng gia tiên và thần linh. Tùy theo phong tục từng vùng miền mà mâm cơm sẽ được trang trí và bày biện khác nhau. Mâm cơm cúng tất niên thường bao gồm giấy vàng mã, đèn nến, hoa, trầu cau, rượu, bánh chưng…
Sau khi cúng tết niên thì mọi nhà sẽ cùng nhau dọn dẹp, sửa soạn mọi thứ để cùng đón giao thừa. Là thời khắc quan trọng khi chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nghi thức cúng giao thừa thường diễn ra trang trọng với mong muốn bỏ lại hết những điều không may của năm cũ để chào đón một năm mới tốt đẹp hơn.
Người xông đất sẽ là người đầu tiên bước vào nhà với lời chúc may mắn sau thời khắc giao thừa. Đây là một tục lệ ngày tết rất quan trọng trong quan niệm của người Việt. Các gia đình thường chọn người xông đất hợp tuổi với gia chủ để mang lại may mắn cho ngôi nhà.
Từ lâu, hái lộc đầu xuân là phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Hoạt động này thường diễn ra vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm ngày mùng 1 Tết Âm lịch.
Chúc tết họ hàng, bạn bè là hoạt động ngày tết quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Thường thì con cháu sẽ chúc thọ ông bà, cha mẹ. Sau đó thì người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em bằng những phong bao lì xì kèm lời chúc mau lớn, khỏe mạnh, học giỏi… Lì xì mừng tuổi luôn là phong tục của ngày Tết được trẻ con yêu thích nhất.
Các gia đình thường đi chùa vào những ngày đầu năm mới với nguyện vọng cầu xin một năm mới an lành, bình yên và cũng là cơ hội để bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, tổ tiên. Đây được xem là hoạt động văn hóa tâm linh tốt đẹp vào ngày Tết.
Trên đây là những phong tục ngày tết quen thuộc của người Việt đã được Quà tặng SanGia tổng hợp. Chúc bạn một năm mới thành công và nhiều sức khỏe.
Xem toàn bộ bài viết tại đây: https://www.sangia.vn/tin-tuc/qua-tang/phong-tuc-ngay-tet-4562.html