07 Oct
Bài văn thuyết minh về ngày Tết Cổ Truyền chuẩn nhất | SanGia VN

 Vì là một ngày vô cùng ý nghĩa nên bài văn➡️thuyết minh về ngày Tết Cổ Truyền Việt Nam🏆là đề văn quen thuộc của các em học sinh lớp 8. Cùng tìm hiểu những bài✅giới thiệu Tết Cổ Truyền Việt Nam hay nhất⭐️qua bài viết sau.


Tết là ngày mà mọi người được quây quần bên gia đình để cùng nhau nhìn lại năm cũ và ước nguyện một năm mới thuận lợi hơn. Còn đối với các bé, Tết là dịp để nhận lì xì, thưởng thức những món ăn ngon, được vui chơi thỏa thích. Bởi có ý nghĩa đặc biệt nên đây thường là chủ đề được nhiều giáo viên ưa thích. Cùng SanGia VN tham khảo những bài văn thuyết minh về ngày tết quê em hay nhất.


Dàn ý thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán


I. Mở bài: Giới thiệu về tết Nguyên Đán


Từ xưa đến nay, Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ quan trọng của người Việt. Đây là dịp nghỉ lễ dài nhất trong năm với tất cả mọi người và là cơ hội để chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc chăm chỉ. Tết là thời điểm mọi người trao nhau những lời chúc tốt đẹp và cầu mong một năm mới nhiều may mắn.


II. Thân bài: Thuyết minh về ngày Tết Cổ Truyền ở Việt Nam


1. Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Đán

Đối với người Việt, ngày Tết Cổ Truyền thường kéo dài từ thời điểm đưa ông Táo, ông Công về trời là ngày 23 tháng Chạp và kéo dài đến hết ngày mùng 10 tháng Giêng.

► Đêm giao thừa là thời khắc quan trọng nhất vì đây là thời điểm chuyển giao năm cũ, bắt đầu một năm mới tốt đẹp hơn.

► Tết Nguyên Đán có lịch sử gần 5000 năm bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa cổ và du nhập vào nước ta từ rất lâu.


Thuyết minh ngày tết cổ truyền

Ảnh: Thuyết minh ngày tết cổ truyền


2. Thuyết minh về phong tục ngày Tết

► Cuối năm

► Tất niên

► Giao thừa

► Xông đất

► Xuất hành và hái lộc

► Chúc tết

► Thăm viếng

► Mừng tuổi

► Hóa vàng

► Khai hạ

3. Thuyết minh về hoạt động 3 ngày Tết

► Ngày mùng 1 tháng Giêng:

Là ngày đầu tiên của năm mới và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Khi chưa có người xông đất thì gia chủ và mọi người sẽ không bước ra khỏi nhà.

Trong ngày này, người Việt thường đi chúc Tết ông bà và họ hàng.

Tục lệ “mùng Một tết cha”.

► Ngày mùng 2 tháng Giêng:

Nhiều gia đình thường tiến hành lễ cúng tại gia.

Tục lệ “mùng Hai tết mẹ”.

► Ngày mùng 3 tháng Giêng:

Tục lệ “mùng Ba tết thầy” nên nhiều học sinh thường tụ tập với nhau chúc tết thầy cô.

4. Các lễ vật và thức ăn trong ngày Tết Nguyên Đán

► Lễ vật: Mâm ngũ quả, Cây nêu, Tranh tết, Câu đối tết, Hoa tết

► Thức ăn ngày tết: bánh chưng, bánh tét, kẹo, mứt,….


Thuyết minh tết nguyên đán

Ảnh: Thuyết minh tết nguyên đán


III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ngày Tết Cổ Truyền


► Là một dịp lễ quan trọng và vô cùng ý nghĩa

► Là một truyền thống tốt đẹp, nên gìn giữ và phát huy.


Gợi ý thuyết minh về ngày Tết Nguyên Đán hay nhất cho học sinh lớp 8


Đề bài: Thuyết minh về ngày tết cổ truyền ở quê em

Một trong những yếu tố thu hút của du lịch Việt đó chính là các lễ hội, văn hóa đặc sắc được hình thành trong hơn 4000 năm lịch sử của đất nước. Hằng năm, nước ta có hàng trăm lễ hội lớn  nhỏ khác nhau đến từ các vùng miền, dân tộc trên cả nước. Và nhắc đến lễ hội thì Tết Nguyên Đán là ngày mà ai ai cũng không thể bỏ qua. 


Thuyết minh về lễ hội ngày tết

Ảnh: Thuyết minh về lễ hội ngày tết


Tết Cổ Truyền đã hình thành từ năm Tam Hoàng Ngũ Đế 2879 TCN. Có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa cổ, Lễ hội Tết Nguyên Đán chỉ phổ biến tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Đông Nam Á. Tết Nguyên Đán còn được chúng ta gọi bằng những cái tên khác nhau Tết, Tết Cổ Truyền, Tết Âm lịch, Tết Ta… Tết thường kéo dài từ 23 tháng Chạp của năm cũ đến hết mùng 10 tháng Giêng của năm mới và là lễ hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng của người Việt.

Được xem là kỳ nghỉ dài nhất trong năm, Tết là cơ hội để người người nhà nhà nghỉ ngơi sau một năm làm việc và học tập chăm chỉ. Trong khoảng thời gian Tết thì đêm Giao Thừa là thời khắc thiêng liêng nhất vì đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là lúc mọi người bỏ lại những điều không may của năm cũ để đón chờ một năm mới tốt đẹp hơn.

Để chuẩn bị cho Tết Âm lịch, điều đầu tiên là mọi người sẽ tiến hành dọn dẹp nhà cửa gọn gàng và sạch sẽ từ trong ra ngoài.  Hoạt động báo hiệu Tết đến là các gia đình tiến hành làm lễ cúng đưa ông Công, ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Trước thời điểm giao thừa, các gia đình sẽ cùng nhau đi lựa những cành mai, hoa đào, cây quất, câu đối đỏ… để trang hoàng khu vực phòng khách, trước cửa nhà. Vào đêm Giao thừa, các gia đình sẽ tiến hành thờ cúng thần linh, ông bà tổ tiên bằng những mâm cúng công phu và vô cùng tỉ mỉ. Tuy có sự khác nhau theo từng vùng miền nhưng nhìn chung, mâm cơm ngày Tết sẽ có những món đặc trưng như bánh chưng, bánh tét, một con gà luộc, hột vịt thịt kho, canh khổ qua, tôm khô củ kiệu. Tất cả đều được chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng trước đó rồi dâng lên bề trên vào thời khắc giao thừa để tỏ lòng thành kính và cầu mong được bình an, thuận lợi trong năm mới.


Thuyết minh về lễ hội tết nguyên đán

Ảnh: Thuyết minh về lễ hội tết nguyên đán


Ngoài mâm cỗ được chuẩn bị công phu thì bàn thờ gia tiên ngày Tết còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt cùng với lọ hoa rực rỡ sắc màu. Hoa chưng bàn gia tiên vào dịp Tết đều được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ như vàng, đỏ, cam... để đem lại may mắn cho năm mới. Tất cả đều được bày trí vô cùng khéo léo và đẹp mắt. Tại một số vùng miền, bàn thờ cúng gia tiên là nơi phản ánh sự đủ đầy, sung túc của gia chủ trong năm cũ.

Một trong những tập tục tốt đẹp của ngày Tết Cổ Truyền chính là chúc Tết, thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè và hàng xóm. Đây là dịp để mọi người gặp gỡ và trao nhau những câu chúc an khang, thành công trong những ngày đầu Xuân. Thêm vào đó, gia chủ của mỗi nhà sẽ dành cho trẻ con những phong bao lì xì đỏ thắm cùng lời chúc ngoan ngoãn, học giỏi và bình an. Chúc tết là một nét đẹp văn hóa của người Việt cần được gìn giữ.


Thuyết minh về ngày tết cổ truyền quê em

Ảnh: Thuyết minh về ngày tết cổ truyền quê em


Trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa, đi chùa lễ Phật... là những hoạt động khác diễn ra trong ngày lễ Tết. Nhằm khuấy động không khí Tết, nhiều địa phương tổ chức các trò chơi dân gian như đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Ngoài ra, phiên chợ Tết, đường hoa được tổ chức hằng năm cũng thu hút sự tham gia của đông đúc người dân trên cả nước. Là một đất nước mà người theo Phật Giáo chiếm đa số thì hình ảnh chùa đình đông đúc vào dịp Tết là hết sức quen thuộc. Từ người già đến trẻ nhỏ đều đi chùa để cầu mong một năm mới an yên, hạnh phúc và thành công. Ngoài những hoạt động, phong tục đã có từ xa xưa thì Tết còn có nhiều hoạt động bên lề đặc sắc khác. Những chương trình văn nghệ, hài kịch luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu của các gia đình vào dịp Tết.

Tết là một truyền thống, là lễ hội không thể thiếu của cả dân tộc Việt. Hình ảnh gia đình tề tụ bên nhau vào thời điểm cuối năm để gói bánh chưng, làm kiệu, hay người người nhà nhà trở về quê, đoàn tụ với gia đình vào thời khắc giao thừa, khoảnh khắc trẻ nhỏ tươi vui nhận phong bao lì xì đỏ thắm từ người lớn sẽ mãi luôn tồn tại trong tâm trí mỗi người.


Thuyết minh về tết cổ truyền việt nam

Ảnh: Thuyết minh về tết cổ truyền việt nam


Ngày Tết Nguyên Đán là một biểu tượng văn hóa vô cùng ý nghĩa của nước ta. Không khí đầm ấm, vui tươi của người Tết luôn là khoảnh khắc không thể quên của mỗi người. Dù có nhiều phong tục đã mai một theo thời gian nhưng Tết vẫn là văn hóa tuyệt vời nhất và cần được gìn giữ, phát huy.


Trên đây là bài thuyết minh về lễ hội tết nguyên đán hay nhất dành cho học sinh lớp 8. Chúc các em được điểm cao trong kì kiểm tra.


Xem toàn bộ bài viết tại đây: https://www.sangia.vn/tin-tuc/qua-tang/thuyet-minh-ve-ngay-tet-co-truyen-4565.html

Thông tin liên hệ
Công ty Quà Tặng Doanh Nghiệp SanGia VN
► Địa chỉ: 316 Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TPHCM
► Điện thoại: 0915 039 109 (Zalo)
► Email: sales@sangia.vn
► Website: https://www.sangia.vn
Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING